­­­­Bệnh nhược thị (amblyopia) ở trẻ em
Cha mẹ có thể làm gì?
Bệnh nhược thị ở trẻ em là nỗi lo cho tất cả các bậc cha mẹ. Ai cũng muốn con cái mình được khỏe mạnh toàn diện, đặc biệt là vấn đề thị giác. Được biết đến như chứng suy giảm thị lực (amblyopia), bệnh nhược thị có thể khiến bạn hoang mang khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trên trẻ. Tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về tình trạng này là cách tốt nhất để giữ bình tĩnh và chăm sóc con bạn đúng cách.

Bệnh nhược thị là gì? 

Có thể bạn đã được nghe nói về thuật ngữ này trước đây, nhưng rất nhiều cha mẹ không biết nhiều về căn bệnh này. Để hiểu được vấn đề, bạn cần phải hiểu chút ít về cách hoạt động của thị lực.Mắt của chúng ta không thực sự “nhìn” thấy vật. Thay vào đó, mắt gửi tín hiệu và thông điệp về các sự vật trong môi trường tới não. Tại đây, não sẽ dịch gần như ngay lập tức thành các sự vật chúng ta “nhìn” thấy bằng mắt. Quá trình kì diệu này hoạt động trơn tru trong hầu hết các thời điểm, nhưng đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa mắt và não. 

Đôi lúc sự liên kết này mạnh hơn với một mắt so với mắt còn lại, dẫn đến việc mắt yếu hơn không tập trung được như mắt khỏe và có xu hướng lơ đãng nhiều hơn. 

Sự thiếu tập trung này là tình trạng mà chúng ta gọi là “nhược thị” (lazy eye). Nếu không được điều trị kịp thời, các tín hiệu từ mắt yếu có thể bị bỏ qua hoàn toàn bởi não dẫn đến việc thị lực của trẻ ở mắt yếu bị giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân của bệnh nhược thị 

Có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái do lo lắng về thị lực của con mình, nhưng thực tế là bệnh nhược thị là bệnh phổ biến nhất về thị lực ở trẻ. Khoảng 3% trẻ em bị mắc chứng bệnh này.Một trong những lí do bệnh nhược thị phổ biến là có nhiều lí do dẫn đến căn bệnh này. Một trong những lí do phổ biến là mắt bị tật lác (lé) do các cơ điều khiển mắt phía sau không cân bằng giữa hai mắt. 

Khi một cơ khỏe hơn các cơ khác, đôi mắt không thể hoạt động cân bằng như tự nhiên, dẫn đến việc mắt có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.Đôi khi bệnh nhược thị có nguyên nhân từ cấu trúc của mắt. Chẳng hạn bệnh đục thủy tinh thể có thể gây ra chứng nhược thị ngay cả khi được phẫu thuật chuẩn xác. 

Khi não nhận ra việc mắt bị suy giảm, não sẽ bắt đầu bỏ qua các tín hiệu từ mắt này và chỉ tập trung vào mắt còn lại. Khi bệnh đục thủy tinh thể được chữa, não có thể vẫn chưa nhận ra tầm nhìn của mắt bị ảnh hưởng đã được khôi phục và tiếp tục bỏ qua các tín hiệu gửi đến từ mắt này.Do bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ ở một mắt (bao gồm chấn thương) trong 6 năm đầu của trẻ có thể dẫn đến bệnh nhược thị, bảo vệ mắt và theo dõi các dẫn hiệu thị lực ở trẻ là rất quan trọng. 

Dấu hiệu cần theo dõi 

Cha mẹ đôi khi không nhận ra được triệu chứng của bệnh nhược thị trong một thời gian dài. Do chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt của trẻ, bệnh nhược thị có thể không tạo nên sự khác biệt trong thị lực của trẻ ngay lập tức. Tuy nhiên có một số dấu hiệu có thể theo dõi được, giúp bạn nhận ra vấn đề ngay từ thời điểm ban đầu. 
Đầu tiên, hãy quan sát mắt trẻ khi trẻ tập trung quan sát một vật. Có mắt nào có dấu hiệu lơ đãng trong khi mắt còn lại vẫn tập trung vào chủ thể không? Hai mắt có hoạt động riêng biệt thay vì phối hợp cùng nhau không? Đây có thể là các dấu hiệu của bệnh nhược thị. 
Thứ hai, đánh giá về cảm nhận chiều sâu (depth perception) của trẻ. Giữ một vật cách xa trẻ và yêu cầu trẻ chạm vào vật mà không bước tới. Nếu cảm nhận chiều sâu của trẻ bình thường, trẻ sẽ không có vấn đề gì. Nếu trẻ không thể không chạm được đủ xa hoặc có xu hướng chới với ở giữa khoảng không để với lấy vật, đây có thể là triệu chứng có vấn đề về cảm nhận chiều sâu của trẻ. Cảm nhận chiều sâu quan trọng vì nó yêu cầu cả hai mắt phải làm việc hiệu quả. Nếu không, sẽ không thể ước lượng được khoảng cách chuẩn xác. Điều này có thể là dấu hiệu của bệnh nhược thị. 
Thứ ba, trẻ liếc mắt thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu có vấn đề. Liếc mắt do các nhóm cơ điều khiển mắt thực hiện, vì thế có thể dẫn đến bệnh nhược thị. 
Bạn có thể thực hiện các kiểm tra ưu tiên trước và dẫn trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt hàng năm. Bệnh nhược thị có thể được chuẩn đoán bằng các bài kiểu tra thị lực của của bác sĩ chuyên ngành.

Làm thế nào đễ chữa nhược thị ở trẻ 

 Cách chữa bệnh nhược thị phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Cách tiếp cận phổ biến nhất là làm yếu đi mắt khỏe để bắt não lắng nghe tín hiệu từ mắt yếu hơn. Bác sĩ có thể khuyên đưa cho trẻ 1 miếng che mắt để đeo trên mắt khỏe hơn. Lúc ban đầu, trẻ sẽ gặp khó khan khi quan sát khi chỉ dùng mắt yếu. 
Nhưng điều quan trọng là trẻ đeo miếng che mắt. Thị lực của trẻ sẽ tốt hơn mặc dù có thể mất cả tuần hoặc cả tháng. Hãy thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và mang trẻ tới bác sĩ để khám định kì và theo dõi tiến độ điều trị. Sau khi bác sĩ xác nhận thị lực của trẻ đã bình thường trở lại, trẻ sẽ không cần phải đeo miếng che liên tục nữa. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu sử dụng lại cả hai mắt, đôi khi trẻ sẽ mất thị lực ở mắt yếu. Khi điều này xảy ra, trẻ sẽ phải đeo miếng che lại một lần nữa. 
Do bệnh Nhược thị xảy ra đôi khi do vấn đề thị lực ở mắt yếu hơn, chẳng hạn như cận thị hoặc loạn thị, khăc phục tình trạng này bằng việc đeo kính nhiều khi là cách duy nhất để chữa khỏi bệnh và cải thiện thị lực cho trẻ. Nếu cơ mắt có vấn đề hoặc trẻ bị đục thủy tinh thể, thông thường sẽ phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật là hoàn toàn bình thường và an toàn, và cũng giúp cải thiện thị lực nhanh chóng.

Thị lực trẻ trong tương lai 

Khả năng chữa khỏi bệnh cho trẻ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện vấn đề ở trẻ. Trẻ dưới hai tuổi sẽ có khả năng hồi phục cao nhất khi được chữa trị đúng cách.Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chữa trị có thể mang lại kết quả tích cực ở trẻ em đến tuổi vị thành niên. Sau tuổi này, không có nhiều thông tin về việc điều trị có mang lại được sự phục hồi đáng kể hay không và nghiên cứu cũng không mang lại kết quả nào đáng kể. 
Rõ ràng, việc phát hiện sớm là cần thiết cho thị lực của trẻ. Thông tin thêm về các bài kiểm tra mắt và nhược thị ở trẻ bạn có thể xem trên website nhuocthi.com.
© 2017-2019 - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LIÊN HÀ